Khi phụ huynh bắt tay vào việc đào tạo tiếng Anh cho trẻ em nảy sinh ra hai tình huống. Thứ nhất, những người có khả năng sử dụng tiếng tốt sẽ tận dụng tối đa thời gian bằng cách tự nói chuyện với con bằng tiếng Anh ở nhà - do mang máng lý thuyết về ESL (tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai) và bilingualism (song ngữ).
Thứ hai, những phụ huynh không biết hoặc kém tiếng Anh thì chọn giải pháp khác: cho con "tiếp xúc" thật nhiều tiếng Anh thông qua các nguồn tài liệu trên mạng, thuê thầy Tây về chỉ để "nói chuyện" với con dưới hình thức các lớp "tự quản".
Trẻ em ngày càng được bố mẹ cho tiếp xúc sớm với tiếng Anh |
Câu chuyện “đúng” - “sai”
Thứ nhất, nếu nhìn về khía cạnh ngôn ngữ, chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng ngôn ngữ là một “sinh thể” có sự biến đổi theo thời gian và không gian.
Bản thân tiếng Anh phát triển qua ít nhất 4 thời kỳ - trong đó những từ ngữ của những thời kỳ trước khi đem sử dụng cho thời hiện đại sẽ dễ gây cảm giác “buồn cười” hoặc “cổ lỗ sĩ”. Hay thậm chí cùng nói về một vấn đề, nhưng thời thế thay đổi, quan niệm của xã hội 10 năm trước với 10 năm sau đã khác – nếu sử dụng những từ mà vô tình đụng chạm vào những quan niệm đã được chuyển dịch – cũng sẽ vô tình gây ra những cảm giác không thoải mái nơi người nghe (chuyện tương tự xảy ra với tiếng Việt).
Vì vậy, việc đánh đồng tiếng Anh là… tiếng Anh, bằng cách sử dụng bất kỳ tài liệu nào bằng tiếng Anh để dạy trẻ, thiếu sự lý giải cần thiết cũng như sự nhạy cảm ngôn ngữ cần thiết về ngữ dụng (dùng từ gì trong tình huống nào…) sẽ khiến cho đích tới ngày một “xa” hơn. Và kết quả là với “tai” người bản ngữ, bạn nói tiếng Anh nghe hay thật nhưng vẫn rất “Tây” với họ.
Thứ hai, về vấn đề văn hoá và ngôn ngữ, mặc dù ngôn ngữ chỉ là lớp vỏ ngoài, nhưng nó có mối quan hệ mật thiết tương tác với “văn hoá” của mỗi cá thể. Nói cách khác, việc gắn bó cá nhân với một thứ ngôn ngữ nào, dùng nó làm ngôn ngữ chính cho tư duy, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách suy nghĩ của cá nhân về một vấn đề.
Chúng ta cần tỉnh táo xem xét: Cái chúng ta muốn con mình học tập là văn minh Tây Âu hay văn hoá của họ? Cái chúng ta muốn tiếp tục nơi con cháu mình là văn hóa Việt Nam hay phải đi vay mượn văn hóa ngoại lai?!
Thứ ba, về vấn đề ESL và Bilingualism. Để có dược ESL và Bilingualism, điều kiện tiếp xúc với các lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ là rất lớn – nếu không muốn nói là phần lớn thời gian.
Đó là điều lý giải vì sao việc các phụ huynh nỗ lực dạy con từ nhỏ là rất tốt, nhưng nếu sau này thiếu điều kiện, thì tiếng của các cháu cũng không phát triển được như mong muốn. Cái lớn nhất thu lại được cũng chỉ là phát âm, trong khi cái “mất” sẽ là rất nhiều.
Học sớm chỉ…tốn tiền
Độ tuổi học tiếng Anh và câu chuyện học thế nào hiệu quả - câu chuyện này với giới chuyên môn là chuyện “xưa như trái đất”, với người đi dạy là việc “quá biết” rồi, nhưng với giới kinh doanh thì lại là một việc mà đại đa số người dân càng “biết” ít càng tốt và càng hiểu nhầm càng hay.
Trước đây có rất nhiều nghiên cứu về việc này, đặc biệt có một loạt nghiên cứu có tính khái quát cao so sánh mặt mạnh và mặt yếu của các độ tuổi học tiếng trong môi trường EFL với ba độ tuổi chính: Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.
Tóm tắt kết quả thì đơn giản thế này: Người lớn học có lợi thế rất lớn do có kiến thức nền tảng và các kỹ năng tiếng thứ nhất đã hoàn thiện – nên không mất nhiều thời gian hiểu khái niệm trong ngôn ngữ thứ hai nữa. Họ học quy luật cũng nhanh hơn do đã có thói quen học những thứ tương tự như vậy khi còn nhỏ… Tuy nhiên họ gặp hạn chế về mặt phát âm do các cơ quan cấu âm vận động thiếu linh hoạt hơn tuổi trẻ.
Ảnh minh họa Đinh Quang Tuấn |
Thanh niên có thuận lợi hơn cả vì tuy không có kỹ năng nào phát triển vượt bậc so với hai nhóm tuổi kia, nhưng lại phát triển tương đối đều các mặt.
Trẻ em thì do nhận thức còn chưa phát triển nên việc học nói chung là gặp nhiều khó khăn, thuận lợi lớn nhất là ở phát âm, khi các em có thể đạt năng lực phát âm gần giống với người bản xứ nhất khi được học sớm (trước tuổi dậy thì).
Về mặt phương pháp, nếu so sánh giáo trình sẽ thấy việc tăng bậc (level) ở người lớn thường chỉ gói gọn trong vài quyển sách để đi từ Beginner tới Advanced. Trong khi đó, chương trình của trẻ em thì lượng kiến thức đó phải giãn cách rất nhiều.
Nếu so sánh đối chiếu cấp “cao nhất” hiện nay cho trẻ là mức Flyer thì cũng chỉ tương đương Elementary của người lớn mà thôi. Như thế đủ thấy độ “hiệu quả” của việc dạy tiếng cho trẻ xét về mặt thời gian và kinh phí bỏ ra so với kết quả đạt được.
Về mặt “ý thức”, hoàn toàn có thể khẳng định các bạn càng nhỏ càng không có ý thức với các hiện tượng ngôn ngữ mang tính quy luật (ngữ pháp), vì vậy rất khó có thể tăng bậc cho các bạn ở nếu muốn phát triển lên tầm Intermediate.
Nếu muốn làm như vậy mà không có phương pháp hướng dẫn, sẽ dẫn đến hiện tượng các bố mẹ để con phát triển tự nhiên. Và nếu ở môi trường ESL, sẽ nhờ môi trường (cô giáo + giáo trình + bạn bè…) mà tự thay đổi, nhưng sẽ rất rất lâu.
Còn ở môi trường mà tiếng Anh là ngoại ngữ, lại phải quay lại các giáo trình dạy ngữ pháp – nhưng không phù hợp lứa tuổi và sự phát triển dẫn đến việc chán nản khi học một thứ vừa “thấp” hơn, vừa khô cứng.
Thế nào mới là tốt?
Thực ra nguyên tắc vẫn là tiếp xúc – càng nhiều càng tốt – đúng như các phụ huynh vẫn đang làm và có thành tựu. Nguyên tắc tiếp xúc này đúng với tất cả các lứa tuổi, và chỉ khác biệt ở hai điểm, là sự hứng thú/ quân tâm và sự chủ động.
Về sự hứng thú/ quân tâm, thì độ tuổi nào cũng cần phải có sự chú ý, quan tâm mới tiếp thu được nguồn thông tin và biến chúng thành “của mình”.
Cái khác biệt giữa trẻ em và người lớn ở chỗ, người lớn có thể tự buộc mình phải quan tâm tới một thứ gì đó vì họ biết cái đó mang lại lợi ích cho mình, trong khi trẻ em thì không chú ý gì đến mặt “lợi ích”, mà bị cuốn theo cảm nhận bản năng với sự vật/ hiện tượng.
Về sự chủ động học tập, cũng bắt nguồn từ cái hiểu biết về việc học cần thiết với mình thế nào, người lớn thường có tâm thế chủ động học tập hơn trẻ con. Và khi người ta chủ động, người ta sẽ học được nhiều hơn và nhớ được nhiều hơn thông tin mà họ tiếp xúc.
Bên cạnh đó, phải có môi trường để sử dụng cái được học. Ở cấp thấp, đó là phải có người giao tiếp để áp dụng được những thứ đã học vào tình huống, từ đó tạo thành phản xạ ngôn ngữ.
Ở cấp cao, đó là tạo ra được một “sản phẩm” tư duy xuất phát từ những gì thu nhận được thông qua ngôn ngữ.
Muốn đi từ cấp thấp đến cấp cao, cần có một kế hoạch phát triển từng bước, trong đó có sự hiểu biết thấu đáo về các “bậc”, kết hợp với rât nhiều kỹ năng sư phạm mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Một vấn đề nữa là phải tăng cường vốn từ vựng trong các lĩnh vực khác nhau của ngôn ngữ, xã hội. Việc này không phải cứ nói dạy là đã “vào” mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để trẻ hiểu – liên hệ - tiếp nhận hoặc phải có kiến thức để hiểu và nhớ với người lớn…
Ảnh minh họa Đinh Quang Tuấn |
Mức chuẩn tiếng Anh đã khác
Rất nhiều ý kiến cho rằng việc học sớm để tận dụng nguồn kiến thức nhân loại được diễn đạt bằng tiếng Anh, nhưng thực ra kiến thức là vô tận, không biết học đến bao giờ mới đủ.
Thêm nữa, từng lứa tuổi, bộ não được “lập trình” để tiếp nhận những thứ khác nhau, việc đưa kiến thức hàn lâm xuống dạy ở lớp nhỏ quá sớm đã được nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra là có hại cho sự phát triển của trẻ.
Và cuối cùng, những người quan tâm tới giáo dục hẳn cũng biết những kỹ năng được Partnership for 21st Century Skills (P21, một tổ chức phi chính phủ bao gồm thành viên của các tổ chức giáo dục của nhiều nước trên thế giới), nhấn mạnh là cần thiết cho thế kỷ mới bao gồm 4 Cs (Collaboration, Communication, Critical Thinking, và Creativity).
Và việc đào tạo con người cho tương lai phải tập trung vào những kỹ năng này chứ không phải một ngành nghề, hay kiến thức cụ thể.
Hơn thế nữa, với 75% giao tiếp trên thế giới diễn ra bằng tiếng Anh nhưng giữa những người không phải người bản xứ, thì mức chuẩn tiếng Anh cần phải có ở thời đại này không phải là giống Anh hay giống Mỹ mà đã chuyển sang chuẩn quốc tế.
Vậy thì, nhu cầu về một thứ tiếng Anh có phát âm “nghe giống người bản xứ” không còn là thứ được coi trọng như trước.
Kết luận của tôi là…
Ngôn ngữ gắn liền với văn hoá, và nó là thứ giúp định hình giá trị bản thân trên thế giới: “Tôi là ai, tôi ở đâu, thế giới của tôi có gì đáng tự hào?”…
Không nên kỳ vọng có thể tạo ra ESL hoặc đứa trẻ song ngữ nếu bắt đầu đi học bạn không cho con học trường quốc tế mà vẫn gia nhập hệ thống trường công Việt Nam.
Độ tuổi thực ra không đóng vai trò quan trong như nhiều người nghĩ. Thậm chí, khi lớn hơn tốc độ học (và đạt thành tựu) lại tốt hơn khi nhỏ. Nếu cân nhắc về tính kinh tế của việc đầu tư, thì việc dồn quá nhiều tiền cho trẻ em học tiếng Anh là một việc không được “kinh tế” cho lắm.
Từ góc độ một người chuyên dạy người lớn trong tầm chục năm trở lại đây, tôi nhận thấy rõ một điều rằng cần tạo nền tảng từ nhỏ về thái độ học tập, trong đó khuyến khích sự ham thích và chủ động tìm kiếm thông tin ở các em hơn là việc tìm cách cho các em biết càng nhiều càng tốt.
Và cần có cái nhìn đúng đắn về cách giảng dạy và tiếp cận việc giảng dạy ngoại ngữ , từ đó sàng lọc ra những thứ thực sự có hiệu quả để tiết kiệm thời gian, công sức, và kinh phí, nhưng lại đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Phụ huynh có thể tham khảo cho mình mô hình đào tạo tiếng Anh được ưa chuộng hiện nay thông qua Skype để giúp trẻ hứng thú và chủ động hơn trong việc học tiếng Anh.
(Vietnamnet)
0
0
0
Được xây dựng và phát triển từ năm 2012, E-SPACE VIỆT NAM là đơn vị đầu tiên taị Việt Nam áp dụng mô hình dạy và học "1 THẦY 1 TRÒ". Đến nay Trung tâm đã thu hút hơn 10.000 học viên trên khắp cả nước theo học để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã tin tưởng lựa chọn E-Space Viet Nam là đối tác đào tạo tiếng Anh chính: Tập đoàn dầu khí Viet Nam, Tập đoàn FPT, Harvey Nash Viet Nam, Vietglove...
Chương trình TRI ÂN KHÁCH HÀNG 2025
Dec, 23, 2024
10 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI VIẾT EMAIL
Nov, 15, 2024