TIN TỨC

Trang chủ/Tin tức/Cách đưa ra niềm tin và quan điểm trong tiếng Anh

Cách đưa ra niềm tin và quan điểm trong tiếng Anh

Hầu như mỗi người đều có quan điểm hay lập trường riêng biệt. Nếu bạn muốn đưa ra quan điểm trong tiếng Anh, hay thể hiện niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo cũng như quan điểm về chính trị, thì có khá nhiều cách để bạn lựa chọn.

Chúng ta cùng xem nhé.

1. Cách đưa ra quan điểm trong tiếng Anh thể hiện sự trung lập

“I think (that)…”

Tôi nghĩ (rằng)…

“I feel (that)…”

Tôi cảm thấy (rằng)…

“In my opinion,…” = “In my view,…”

Theo quan điểm của tôi,…

“As far as I’m concerned, …”

Theo những gì tôi biết, …

“As I see it,…”

Theo tôi thấy,…

“I tend to think that…”

Tôi định nói rằng

Ví dụ:

“I think that he knows.”

Tôi nghĩ rằng anh ta biết.

“In my opinion, we should set goals before doing anything.”

Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên lập mục tiêu trước khi làm bất cứ việc gì.

2. Cách đưa ra quan điểm trong tiếng Anh một cách mạnh mẽ

“I’m absolutely convinced that…”

Tôi hoàn toàn đồng ý rằng…

“I’m sure that…”

Tôi chắc chắn rằng…

“I strongly believe that…”

Tôi tin chắc rằng…

“I have no doubt that…”

Tôi không hoài nghi rằng…

“There’s no doubt in my mind that…”

Không có chút nghi ngờ rằng….

Ví dụ:

“I have no doubt that she will get a promotion”.

Tôi tin chắc rằng cô ấy sẽ được thăng chức

 

3. Cách hỏi ý kiến/quan điểm người khác

“What do you think?”

Bạn đang nghĩ gì vậy?

“What’s your view?”

Quan điểm của bạn là gì?

“How do you see the situation?”

Bạn nhìn nhận tình huống này như thế nào?

“What’s your opinion?”

Quan điểm của bạn là gì?

4. Cách diễn đạt về những điều bạn tin và không tin

“I believe in…” (the importance of free speech)

Tôi tin tưởng vào…(tầm quan trọng của tự do ngôn luận)

“I’m a great believer in …” (exercise)

Tôi rất ủng hộ/ là “tín đồ” của… (tập thế dục)

“I’m convinced that…” (there’s a solution to every problem.)

Tôi khẳng định rằng…(luôn có một giải pháp cho mọi vấn đề.)

“I’m passionate about…” (human rights.)

Tôi ủng hộ/ đam mê về….(dân quyền.)

“I’m committed to … ” (working towards peace”)

Tôi chấp nhận…(hành động tích cực cho hòa bình.)

“I don’t believe in …”

Tôi không tin vào…

“I think that … is true/ complete nonsense.

Tôi nghĩ rằng…là đúng/hoàn toàn không vô lý.

Chú ý:

– Sau một giới từ, chẳng hạn “in” và “about”, chúng ta cần hoặc là một danh từ hoặc là một danh động từ.

Ví dụ:

“She believes in free speech”.

Cô ta tin vào tự do ngôn luận.

“She believes in saying what you think”.

Cô ta tin vào nói điều bạn nghĩ.

– Sau từ “that”, chúng ta cần một mệnh đề.

Ví dụ:

She believes that she is an important singer.

Cô ta tin rằng mình là một ca sĩ quan trọng.

5. Cách đưa ra lý do cho niềm tin của bạn

“There must be / can’t be … because otherwise…”

Chắc chắn/không thể … bởi vì nếu không thì…

“There’s no evidence for / to support …”

Không có bằng chứng để hỗ trợ…

“There’s no other way to explain / account for …”

Không có cách khác để giải thích cho

6. Cách nói về tín ngưỡng

“She is a practising …” (Buddhism, Catholic, Muslim,…)

Cô ta là người theo… (Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa Giáo, Hồi giáo,…)

She’s a devout…” (Christian, etc)

Cô ấy sùng đạo…(Đạo Công giáo, v.v.)

“He is a ‘don’t know.'”

Anh ta không theo đạo.

“He is an agnostic.”

Anh ấy là người theo thuyết bất khả tri.

“He’s an extremist / fundamentalist / evangelist.”

Anh ta là một người cực đoan / theo trào lưu chính thống/ truyền giáo.

7. Cách nói về quan điểm chính trị

“He support / back … (the Labour Party).”

Anh ta ủng hộ … (Đảng Lao động).

“He is a Conservative / Liberal / Socialist / Labour Party supporter.”

Anh ta ủng hộ Đảng Bảo thủ / Tự do / Xã hội / Lao động.

“He a life-long … (Conservative / Labour Party supporter).”

Anh ta luôn là một … (người ủng hộ Đảng Bảo thủ/ Đảng Lao động).

“He’s always voted … (Liberal,…).”

Anh ta luôn luôn bỏ phiếu cho…(Đảng Tự do,…)

8. Mẹo khi đưa ra quan điểm trong tiếng Anh

Khi đưa ra niềm tin hay quan điểm trong tiếng Anh, để tránh hiểu nhầm hoặc tranh cãi, chỉ nên thảo luận về quan điểm chính trị hoặc tôn giáo trong cuộc hội thoại với những ai mà bạn đã hiểu rõ. Có lẽ sẽ an toàn hơn khi tránh những tranh luận với đồng nghiệp ở nơi làm việc. Đặc biệt, nước Anh có xu hướng xem quan điểm chính trị và tôn giáo rất riêng tư, và đôi khi thảo luận ngoài công cộng sẽ gây ra bối rối hoặc xúc phạm.

Dưới đây là một số cụm từ bạn có thể sử dụng để “thoát hiểm” khỏi một cuộc tranh luận không thoải mái.

“I’m not really comfortable talking about… if you don’t mind.”

Tôi không cảm thấy thực sự thoải mái khi nói về…nếu bạn không phiền.

“I’d rather not discuss my (political) beliefs if you don’t mind.”

Tôi không muốn thảo luận về những quan điểm (chính trị) của tôi nếu bạn không phiền.

“I’m not sure this is the right time / place to discuss …”

Tôi không chắc rằng đây là thời gian/địa điểm thích hợp để thỏa luận…

(Theo English-at-home)

TIN LIÊN QUAN

08
Nov

0

Không bỏ cuộc - kinh nghiệm học tiếng Anh của một giáo viên

Cô Moon Nguyen là giáo viên dạy phát âm tại một trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội, từng giảng dạy tại trường Trung học cô...

09
Nov

0

Tiền tố và Hậu tố trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có những từ gọi là căn ngữ (root), từ này sẽ thay đổi nghĩa nếu như ghép thêm 1 cụm từ vào đằng tr...

10
Nov

0

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ PHÉP CỦA GIÁO VIÊN

- Thầy Neil sẽ nghỉ phép bắt đầu từ ngày 16/11 đến hết ngày 25/11 và tiếp tục dạy lại bình thường vào ngày 26/11/2...

Được xây dựng và phát triển từ năm 2012, E-SPACE VIỆT NAM là đơn vị đầu tiên taị Việt Nam áp dụng mô hình dạy và học "1 THẦY 1 TRÒ". Đến nay Trung tâm đã thu hút hơn 10.000 học viên trên khắp cả nước theo học để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã tin tưởng lựa chọn E-Space Viet Nam là đối tác đào tạo tiếng Anh chính: Tập đoàn dầu khí Viet Nam, Tập đoàn FPT, Harvey Nash Viet Nam, Vietglove...

THƯ VIỆN

2789
3569 Lượt tải

ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO DOANH NGHIỆP

Zalo