TIN TỨC

TRANG CHỦ/TIN TỨC/Học phát âm tiếng Anh: Nắm vững âm, đừng học theo quy luật

Học phát âm tiếng Anh: Nắm vững âm, đừng học theo quy luật

Nhiều người cho rằng học hết quy luật phát âm là rất cần thiết để biết phát âm, ví dụ biết rằng nếu “ea”hoặc “ee” đi với nhau thì thường sẽ là âm /i/, còn nếu chữ i đứng một mình thường là âm /ɪ/ . Nhưng thực tế tiếng Anh chẳng có quy luật nào đầy đủ cả.

Vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn từ “been”, thay vì đọc là /bin/, người ta đọc là /bɪn/. Nếu quá chú trọng vào quy luật mà không hiểu cách thức làm âm, hoặc nghe để phân biệt được âm, thì dường như nó sẽ chẳng giúp bạn nhiều.

hoc-phat-am-tieng-anh-nam-vung-am-dung-hoc-theo-quy-luat
 

Thời gian ở Mỹ, mình làm cùng một đồng nghiệp tên là “Doug”. Khi nghe bác ấy lần đầu tiên giới thiệu tên, mình cảm thấy thực sự bối rối. Mình nghe bác ấy nói như là từ “dog” hoặc “dark” gì đó, mình cảm thấy rất ngại vì không hiểu phải gọi bác ấy như thế nào cho đúng. Lúc đó mình tự hỏi tại sao lại có người tên là“dog” được nhỉ?

Mình biết người Mỹ hay người nước nào cũng vậy thôi, họ rất trân trọng cái tên và tất nhiên là không muốn bị gọi nhầm. Ngay sau đó, mình đã hỏi một đồng nghiệp khác tên là Cynthia, cách phát âm tên của Doug để đảm bảo không mắc phải sai lầm đáng tiếc. Mình bắt chước và nhắc lại đúng những gì Cynthia đã dạy. Kỳ thực lúc đó mình chẳng hiểu gì, chỉ nghe và làm theo như một con rối, rất là máy móc.

Cuối cùng mình quyết định gọi bác ấy là “dug” (phát âm giống từ con vịt, mỗi tội mình thêm chữ “g” ở cuối). Mình vẫn gọi Doug như thế, nhưng mỗi lần gọi tên Doug, mình vẫn cảm thấy toát mồ hôi vì lo lắng không biết có nhớ đúng cách gọi không.

Mình ước lúc ấy mình hiểu về âm thì chắc hẳn sẽ đỡ khổ hơn nhiều. Mình thở phào nhẹ nhõm vì đã không gọi bác ấy là “dog”. Sau này tìm hiểu mình mới biết tên “doug” nguyên âm là âm schwa /ʌ/, như vậy cùng âm trong từ “duck”, chỉ có điều âm cuối khác, âm cuối là‘g” (âm hữu thanh), do vậy khi nói kéo dài nguyên âm hơn một chút. Tuyệt đối không phải là âm /ɒ/ trong từ “dog” đâu nhé. Nếu hiểu về âm thì nghe hai từ “doug” và “dog” là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, với những người mù về âm như mình thuở trước thì kiểu gì cũng chịu.

Thế đấy, mình ngờ rằng, nếu có hiểu về quy luật âm thì xem ra cũng chẳng hữu ích gì khi giao tiếp thực tế cả. Quy luật đâu giúp mình nghe và hiểu được nguyên âm gì trong từ “doug”, đâu giúp mình nói được chính xác tên người khác một cách thoải mái? Hơn nữa, khi giao tiếp các bạn thường hay bị bối rối, làm sao có thời gian đủ bình tĩnh để ngồi lục lọi đống quy luật dài dằng dặc đây?

Tiếng Anh có khá nhiều âm mới so với tiếng Việt. Người Việt không phát âm âm cuối, vì vậy khi nói từ “được”, các bạn sẽ không bao giờ nghe thấy âm “k” ở cuối cả. Chính vì thế, khi nói tiếng Anh, người Việt cũng thường hay bỏ quên âm cuối của từ (ví dụ từ “like”, người ta thường hay bỏ quên âm cuối “k”). Ngoài ra, có rất nhiều âm không tồn tại trong tiếng Việt, ví dụ sibilant sounds (âm gió) bao gồm các âm: s, z, tʃ, dʒ, ʒ, ʃ, hoặc một số nguyên âm như /ɪ/ trong từ “hit” , /ʊ/ trong từ “full”, “good”. Làm thành thục những âm này có thể mất đến hàng tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm.

Việc phát âm đúng rất quan trọng vì giúp người khác hiểu bạn dễ dàng. Tuy nhiên, khi bạn đã cố gắng mà vẫn chưa làm được âm, đừng vội nản vì hiểu rõ về âm và sự khác biệt giữa các âm còn quan trọng hơn nhiều, đây chính là bước đệm đưa bạn đến cách làm đúng âm. Điều này cũng giống như học đánh vần, để đánh vần được, bạn phải hiểu và phân biệt được mặt chữ cái trước.

(Theo VNE)

TIN LIÊN QUAN

12
Aug

0

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA NGỮ PHÁP ANH - ANH VÀ ANH - MỸ

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA NGỮ PHÁP ANH - ANH VÀ ANH - MỸ

12
Aug

0

HỌC TRỰC TUYẾN: KHÔNG CHỈ LÀ GIẢI PHÁP MÙA DỊCH

HỌC TRỰC TUYẾN: KHÔNG CHỈ LÀ GIẢI PHÁP MÙA DỊCH

13
Aug

0

BỎ TÚI MẸO NHỎ GIÚP GIAO TIẾP RÕ RÀNG BẰNG TIẾNG ANH

BỎ TÚI MẸO NHỎ GIÚP GIAO TIẾP RÕ RÀNG BẰNG TIẾNG ANH

Được xây dựng và phát triển từ năm 2012, E-SPACE VIỆT NAM là đơn vị đầu tiên taị Việt Nam áp dụng mô hình dạy và học "1 THẦY 1 TRÒ". Đến nay Trung tâm đã thu hút hơn 10.000 học viên trên khắp cả nước theo học để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã tin tưởng lựa chọn E-Space Viet Nam là đối tác đào tạo tiếng Anh chính: Tập đoàn dầu khí Viet Nam, Tập đoàn FPT, Harvey Nash Viet Nam, Vietglove...

THƯ VIỆN

2789
3569 Lượt tải

ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO DOANH NGHIỆP

Zalo
E