TIN TỨC

Trang chủ/Tin tức/Cách dạy tiếng tiếng Anh cho trẻ em tại nhà hiệu quả

Cách dạy tiếng tiếng Anh cho trẻ em tại nhà hiệu quả

Với mình, trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là giai đoạn vàng để học ngoại ngữ, các lứa tuổi khác là giai đoạn bạc, còn nếu được học tiếng Anh ở môi trường nói tiếng Anh bản ngữ là kim cương (vì khi trẻ chưa biết đọc & viết thì việc học ngoại ngữ chỉ hạn chế ở nghe nói, còn nếu học sau tuổi dậy thì sẽ gặp khó khăn ở ngữ điệu nói tiếng Anh). Cho nên, mình đã tận dụng giai đoạn vàng này để phát triển tiếng Anh cho con. Muốn cho con học trường quốc tế từ bé, nhưng không đủ điều kiện nên cho con học trường thường và tự dạy con ở nhà. 


Cụ thể mình là như sau: 


Lúc con lên 5 tuổi (vừa vào lớp 1) mình bắt đầu dạy tiếng Anh cho con theo bộ giáo trình Family and Friends từ quyển 1. Sau 2 năm (đến hè năm lớp 3) con học hết quyển 6, bắt đầu có thể nói chuyện với các chú nước ngoài. Mấy lần dẫn bé lên Hồ Gươm, bé đều lân la hỏi chuyện các cô chú nước ngoài. Mình cũng đánh giá bộ giáo trình Family and Friends khá hợp với lứa tuổi tiểu học. Với mình, tiếng Anh không phải là môn học quan trọng nhất nhưng là công cụ tối ưu để khám phá kiến thức. Vì vậy, mình chia sẻ cách mình làm cho các bố mẹ không tự dạy con tiếng Anh được, còn đối với các phụ huynh vừa giỏi tiếng Anh vừa có chuyên môn thì mình còn phải học theo nữa đấy.

Mình chia sẻ 3 websites khá hay mình dùng để dạy tiếng Anh cho bé nhà mình:
1. Youtube dạy tiếng Anh cho trẻ: https://kids.youtube.com/


2. Website dạy tiếng anh trẻ em:
http://www.teachchildrenesl.com/


3. Website đặt lịch học với giáo viên  https://e-space.vn/tieng-anh-thieu-nhi


1. Nên bắt đầu cho con học tiếng Anh ngay khi con biết đọc và viết tốt tiếng Việt. Đối với các bạn có năng khiếu về ngôn ngữ biết đọc và viết sớm thì có thể bắt đầu từ năm lớp một. Mình dạy con mình muộn vì hồi nhỏ con bị chậm nói + nói ngọng + biết đọc & viết muộn. Thực tình là mình cũng bị trào lưu học tiếng Anh sớm chi phối và đã từng thử bắt đầu khi con học mẫu giáo năm cuối nhưng sau một vài tháng không thấy hiệu qủa nên mình ngừng và lập kế hoạch lại chứ không phải là thông thái gì đâu.
2. Mỗi cá nhân có những khả năng và hạn chế riêng cho nên có bạn học ngoại ngữ rất nhanh và nói tiếng Anh rất hay (do có khẩu khiếu và thẩm âm tốt) nhưng đọc hiểu và viết lại không bằng những bạn nói tiếng Anh khá thường. Vì vậy, tránh so sánh con mình với bạn bè để ko hình thành định kiến tác động tiêu cực tới quá trình học của các con. Hai bạn nhà mình khác nhau hoàn toàn về tính cách và năng khiếu nên mình luôn phải tránh bình luận về các mặt hạn chế của các bạn ấy để các bạn ấy thấy đó là chuyện bình thường, không có gì phải tự ti cả.
3. Lên lịch luyện tiếng Anh ở nhà đều đặn cho con ít nhất 1h mỗi ngày bằng cách cho con đọc truyện, xem phim, viết,... thuần túy bằng tiếng Anh. Ở độ tuổi này, các con nên được đầu tư thời gian học tiếng Anh nhiều như Toán và tiếng Việt, thậm chí nhỉnh hơn tiếng Việt vì tiếng Việt đang là ngôn ngữ chính của các con rồi; cố gắng đặt mục tiêu là con sẽ dùng được tiếng Anh trong giao tiếp đời thường một cách đơn giản nhất vào năm cuối tiểu học. Mình không muốn tốn tiền vào các kì thi lấy chứng chỉ tiếng Anh ở độ tuổi này nên để kiểm tra năng lực tiếng Anh của con, mình mua các bộ sách Practice Tests theo trình độ cho con làm vì các bài Tests có đáp án nên có thể biết trình độ tiếng Anh con mình ở mức nào. Mình cũng chưa từng cho con luyện thi bất cứ chứng chỉ nào vì mình xác định cho con học tiếng Anh là để dùng. Mình chỉ cho con tham gia các kì thi không mất phí vì muốn dành tiền để mua sách truyện tiếng Anh cho con đọc.
Mình luôn tâm niệm rằng con mình tuy không giỏi nhưng không dốt, chỉ là con chưa có hướng đi phù hợp mà thôi. Hiểu để đồng hành cùng con đã lấy mất của mình khá nhiều thứ như: cái nóng tính của người mệnh hỏa, thời gian xem phim và đọc báo tiếng Việt, tận hưởng những giây phút bình yên một mình hay chuyện phiếm cùng bè bạn,… nên phụ huynh lại phải cân nhắc những gì mình chia sẻ nhé!


P/S: Mình cũng ko cho con dịch Anh-Việt hay Việt-Anh bao giờ vì phương pháp dạy ngoại ngữ Grammar-translation phổ biến của những năm 1990s đã thể hiện rõ những mặt hạn chế của nó và đã được thay thế bằng các phương pháp dạy và học ngoại ngữ phù hợp hơn.

TIN LIÊN QUAN

05
Aug

0

Các dạng thức của động từ: V-ing và To-V

Khi làm bài chia động từ, một trong những câu hỏi thường xuất hiện là: khi nào dùng “Ving”, khi nào dùng “to V”. Tro...

08
Aug

0

Phân biệt Excuse me và Sorry

Hai từ “excuse me” và “sorry” đều được dịch là “xin lỗi”, nhưng cách dùng của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Hô...

12
Aug

0

Những câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng

Các câu tiếng anh giao tiếp thông dụng để mở đầu cuộc hội thoại hằng ngày trong kinh doanh, bán hàng, làm quen với khá...

Được xây dựng và phát triển từ năm 2012, E-SPACE VIỆT NAM là đơn vị đầu tiên taị Việt Nam áp dụng mô hình dạy và học "1 THẦY 1 TRÒ". Đến nay Trung tâm đã thu hút hơn 10.000 học viên trên khắp cả nước theo học để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã tin tưởng lựa chọn E-Space Viet Nam là đối tác đào tạo tiếng Anh chính: Tập đoàn dầu khí Viet Nam, Tập đoàn FPT, Harvey Nash Viet Nam, Vietglove...

THƯ VIỆN

2789
3569 Lượt tải

ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO DOANH NGHIỆP

Zalo
E