TIN TỨC

TRANG CHỦ/TIN TỨC/Bí quyết để con HỌC TẬP không phải là CUỘC CHIẾN

Bí quyết để con HỌC TẬP không phải là CUỘC CHIẾN

Đứng trên góc nhìn của một người làm cha, làm mẹ, chị Phan Hồ Điệp, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam, một người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về phương pháp dạy con chia sẻ một số bí quyết, giúp việc HỌC TẬP không phải là CUỘC CHIẾN.

1.Sắp xếp không gian học tập:

Nhất định là con phải có một bàn học, nhỏ thôi cũng được. Nơi đặt bàn học cũng không cần là phòng riêng của con, bạn nên chọn chỗ nào trong nhà có nhiều ánh sáng nhất. Lý tưởng nhất là gần cửa sổ. Việc đủ ánh sáng cũng giúp con học phấn chấn hơn. Bạn có thể để con tự trang trí không gian xung quanh.
Hãy luôn tự nhắc là: ĐẦY ĐỦ dụng cụ học tập để con có thể sẵn sàng cho việc học: bút chì, bút màu, tẩy, compa, bút viết ( ít nhất 2 cái), sách vở cần học trong ngày hôm đó. Nếu con học trực tuyến, hãy giúp con kiểm tra mạng, thiết bị điện tử trước buổi học.
Hãy dành ra 5 phút để con chuẩn bị và bạn có thể lên một danh sách để con kiểm tra xem đã đủ chưa. Tất cả trong tầm tay. Tránh tình trạng đang học lại đứng dậy để đi tìm đồ dùng và phải rất lâu trẻ mới có thể quay vào học lại.
Cũng như thế, hãy quy định về việc con đi vệ sinh, uống nước trước giờ học.

2. Lịch học phù hợp:

Sẽ bao gồm các yếu tố: Con đã được nghỉ sau khi đi học về + Con ăn đủ no + Bố mẹ khá thư thả. Như vậy, cả về tinh thần và thể chất của con sẽ ở tình trạng tốt nhất để tiếp thu kiến thức.

3. Có những tờ giấy note để ghi lại TẤT CẢ những nhiệm vụ về bài vở ngày hôm đó:

Bạn nên để con tự liệt kê, ví dụ: Nghe tiếng Anh; Làm 2 bài tập Toán; Viết 1 đoạn văn… Con có thể tự xác định thời gian cho mỗi nhiệm vụ và khi hoàn thành nhiệm vụ nào thì lấy bút gạch ngang. Việc làm này khiến con cảm thấy có động lực hơn hẳn.

4. Tắt các thiết bị điện tử:

Bạn chắc chắn là ti vi phải tắt. Ngay cả điện thoại di động của bố mẹ cũng nên cho về chế độ yên lặng. Nếu con bạn học onl trực tuyến, con cũng cần không gian yên tĩnh để tương tác, trao đổi và lắng nghe. Vì thế, đừng làm con phân tâm bạn nhé.

5. Hãy quan tâm đến kiểu học của con:

Có nhiều bạn cảm thấy học “vào” hơn khi vừa học vừa nghe nhạc ( kiểu học thính giác), có những bạn rất thích cầm một đồ vật gì đó trên tay khi viết bài… Bạn đừng nên can thiệp. Vì con có thể khác bạn.

6. Nghỉ giữa giờ:

Trẻ nhỏ trong độ tuổi tiểu học chỉ có khả năng tập trung tối đa trong 25 phút. Sau 25 phút, con học sẽ không còn hiệu quả mà còn tốn thời gian và đôi khi dẫn đến tâm lý sợ học.Bạn nên quy ước khoảng thời gian nghỉ giữa giờ, ví dụ sau khi học 25p sẽ nghỉ 5-7p, con có thể ăn nhẹ một cái bánh hoặc một miếng hoa quả. Sau thời gian đó NHẤT ĐỊNH là quay lại bàn học để tạo thành thói quen tốt.

7. Quy ước về việc nhờ bố mẹ khi gặp vấn đề:

Có thể có một số quy ước sau:
– Ghi ra những ý cần hỏi
– Trong khi hỏi sẽ trả lời được những câu hỏi của bố mẹ có liên quan
– Có quyền tranh luận với bố mẹ
– Có thể xen kẽ: Con hỏi 2 câu- mẹ hỏi 2 câu

8. Nên có những quy ước về thưởng/phạt giữa bố mẹ và con cho việc học.

Phần thưởng mà mình thấy có ý nghĩa nhất với các bạn nhỏ vẫn là những lời động viên: Mẹ thấy con đang rất chăm chú/ Con làm bài cẩn thận hơn hôm qua/ Con đã rất tích cực khi nghe đĩa tiếng Anh… Đến mình là người lớn, khi học trên những app onl mà được khen cũng còn thấy thích nữa là các bạn nhỏ. Bố mẹ cũng có thể sử dụng hình dán sticker để dán vào tay con hoặc dán vào đầu giường.

Về Phạt, hình thức có lẽ phù hợp nhất là cắt trừ thời gian vui chơi, xem ti vi. Ví dụ con cần làm xong bài trong 40 phút nhưng con làm đến 60 phút thì con sẽ mất 20 phút để xem ti vi chẳng hạn.
Bạn cũng nên tập trung vào ĐIỂM MẠNH của con trước khi nhận xét những gì con chưa làm được. Ví dụ con làm sai bài toán nhưng con lại viết cẩn thận bài khoa học hoặc con đã làm bài điền vào chỗ trống đúng. Bạn đừng lo là nếu mình không cảnh báo con về việc làm sai con sẽ tiếp tục sai. Hãy nghĩ đến những điều tích cực, mọi việc sẽ tốt lên, nhất định.

9. Hãy biến mỗi ngày thành “ngày học tập”.

Đừng đóng khung việc học ở trường lớp. Học tập là một quá trình diễn ra mọi lúc mọi nơi. Nghe thì có vẻ nặng nề nhưng thực chất nếu bạn luôn không ngừng tạo điều kiện để con suy nghĩ, tìm tòi, trải nghiệm, khám phá thì đó chính là ngày học tập.

10. Nên tìm cho con một “người đồng hành” (mentor).

Người đồng hành này có thể là nhịp cầu trung gian để chuyển tải những mong muốn của bố mẹ (vì thông thường khi con lớn, con sẽ ít nghe lời bố mẹ hơn), hỗ trợ con trong học tập, chia sẻ những tâm sự của con.

TIN LIÊN QUAN

02
Jun

0

HÈ SÔI ĐỘNG CÙNG E-SPACE FUTURE LEADER OF THE 10TH YEAR

E-SPACE FUTURE LEADER OF THE 10TH YEAR sẽ là không gian tranh tài thú vị dành cho các nhà lãnh đạo tương lai, là nơi các bạn nh...

11
Oct

0

E-SPACE ENGLISH CLUB – CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH CUỐI TUẦN DÀNH RIÊNG CHO HỌC VIÊN E-SPACE

Nhằm tạo ra “sân chơi” mới và động lực trong hành trình nâng tầm tiếng Anh, E-SPACE đã mở ra câu lạc bộ tiếng Anh ...

13
Dec

0

HAPPY HALLOWEEN - TRICK OR PIC

🎁 CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ E-SPACE 🎃 Bí ngô, xác ướp hay ghost? Bạn sẽ hóa trang thành nhân vật nào cho mùa Ha...

Được xây dựng và phát triển từ năm 2012, E-SPACE VIỆT NAM là đơn vị đầu tiên taị Việt Nam áp dụng mô hình dạy và học "1 THẦY 1 TRÒ". Đến nay Trung tâm đã thu hút hơn 10.000 học viên trên khắp cả nước theo học để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã tin tưởng lựa chọn E-Space Viet Nam là đối tác đào tạo tiếng Anh chính: Tập đoàn dầu khí Viet Nam, Tập đoàn FPT, Harvey Nash Viet Nam, Vietglove...

THƯ VIỆN

2789
3569 Lượt tải

ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO DOANH NGHIỆP

Zalo